Dù mỗi doanh nghiệp đều mang những đặc thù riêng biệt và dù chúng ta có chủ động tìm kiếm, nghiên cứu các thông tin, thực trạng về thị trường, khách hàng thì ở trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt ngày này, người làm marketing vẫn không tránh khỏi sự bối rối mỗi khi lập chiến lược marketing. Để xây dựng được một chiến lược marketing hiệu quả đòi hỏi người làm marketing không chỉ có kiến thức nền tảng vững chắc mà còn cần sự linh hoạt và khả năng thích ứng trong cả quá trình hoạch định và triển khai kế hoạch. Do đó, blog này sẽ trả lời câu hỏi “Xây dựng chiến lược marketing phải bắt đầu từ đâu đây?”.

3 mục tiêu quan trọng bạn cần phải biết

Gốc rễ của chiến lược marketing là đạt được mục tiêu đã định ra của doanh nghiệp công ty bạn. Đó chính là lý do quan trọng khiến bạn phải hiểu rõ các khái niệm cốt lõi như Business Objective, Marketing Objective và Communication Objective. Ba khái niệm này nói về ba mục tiêu cốt lõi của bất kỳ doanh nghiệp nào. Chúng không chỉ tồn tại độc lập mà còn liên kết chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau trong suốt quá trình phát triển chiến lược marketing. Việc nắm vững mối liên hệ này sẽ giúp bạn tạo ra những kế hoạch marketing hiệu quả và phù hợp với thực tiễn của doanh nghiệp.

3 mục tiêun .png

1. Business Objective - Mục tiêu kinh doanh

Mục tiêu kinh doanh là nền tảng của mọi chiến lược marketing. Đây là những gì mà công ty mong muốn đạt được. Chúng có thể là:

  • Lợi nhuận: Tăng trưởng doanh thu và giảm chi phí.
  • Thị phần: Mở rộng sự hiện diện trên thị trường.
  • Chất lượng sản phẩm/dịch vụ: Cải thiện trải nghiệm của khách hàng.
  • Tăng trưởng: Định hướng cho sự phát triển bền vững.

Việc xác định rõ ràng Business Objective sẽ giúp định hướng cho các bước tiếp theo trong việc phát triển chiến lược marketing.

2. Marketing Objective - Mục tiêu marketing

Từ Business Objective, chúng ta chuyển sang Marketing Objective. Chính những mục tiêu kinh doanh ở trên sẽ định hướng cụ thể mục tiêu marketing. Một số mục tiêu marketing phổ biến bao gồm:

  • Tăng doanh thu: Thúc đẩy doanh số bán hàng.
  • Xây dựng thương hiệu: Tạo dựng và gia tăng giá trị thương hiệu.
  • Mở rộng thị trường: Thâm nhập vào các thị trường mới.
  • Tăng sự nhận diện thương hiệu: Nâng cao khả năng nhận biết của khách hàng về thương hiệu.

Từ mục tiêu marketing, bạn có thể lựa chọn một số chiến lược marketing như:

  • Chiến lược marketing mix với mô hình 4P, 7P, 4E, 4C, SAVE,...
  • Chiến lược thâm nhập thị trường
  • Chiến lược phát triển sản phẩm
  • Chiến lược tăng cường sự ủng hộ từ khách hàng

3. Communication Objective - Mục tiêu truyền thông

Cuối cùng, từ Marketing Objective - những mục tiêu marketing đã xác định, chúng ta tiến tới Communication Objective - Mục tiêu truyền thông. Đây là những mục tiêu cụ thể cho các hoạt động truyền thông nhằm hỗ trợ cho các mục tiêu marketing. Một số mục tiêu truyền thông có thể có:

  • Tăng cường nhận thức về thương hiệu: Đảm bảo rằng thương hiệu được biết đến rộng rãi.
  • Tạo lòng trung thành với thương hiệu: Khuyến khích khách hàng quay lại mua hàng.
  • Thay đổi hình ảnh công ty: Điều chỉnh cách nhìn nhận của công chúng về thương hiệu.

Để đạt được những mục tiêu này, các chiến lược truyền thông có thể bao gồm:

  • Chiến lược truyền thông tích hợp (IMC)
  • Chiến lược truyền thông lan truyền
  • Chiến lược truyền thông trả phí
  • Chiến lược truyền thông sở hữu

Kết luận

Hiểu rõ ba mục tiêu này sẽ giúp marketer xây dựng được một chiến lược marketing vững chắc và hiệu quả. 3 mục tiêu này không tồn tại độc lập mà liên kết chặt chẽ với nhau vì vậy giúp cho chúng ta dễ dàng đo lường được hiệu quả.

Việc thực hiện tốt Mục tiêu truyền thông sẽ giúp hình ảnh câu chuyện của thương hiệu doanh nghiệp bạn được lan rộng hơn với đối tượng mục tiêu từ đó tạo ra những thay đổi trong nhận thức và hành vi của khách hàng mục tiêu nhờ vào các hoạt động của chiến lược marketing và rồi từ từ hoàn thành mục tiêu kinh doanh.

Điều này một lần nữa nhấn mạnh rằng, một chiến lược hiệu quả cần phải có sự đồng bộ giữa các mục tiêu ngay từ khi bắt đầu.

<!--Bootstrap JS -->