Những vấn đề trong chuỗi cung ứng phần mềm tại Việt Nam
Back To BlogsTổng quan về chuỗi cung ứng phần mềm tại Việt Nam
Trong kỷ nguyên số hóa 2025 hiện nay, phần mềm đã trở thành yếu tố cốt lõi của hầu hết các hoạt động kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, để một sản phẩm phần mềm đến được tay người dùng cuối, nó phải trải qua một chuỗi cung ứng phức tạp. Từ khâu phát triển, kiểm thử, triển khai, đến bảo trì, mỗi bước trong chuỗi cung ứng này đều đóng vai trò quan trọng. Tại Việt Nam, ngành công nghiệp phần mềm đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Để tiếp nối blog Chuỗi cung ứng là gì?, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về những vấn đề chính, thách thức của chuỗi cung ứng phần mềm tại Việt Nam.
Những vấn đề chính trong chuỗi cung ứng phần mềm tại Việt Nam
Chưa có một ý tưởng hoàn chỉnh nào về chuỗi cung ứng phần mềm tại Việt Nam
Một trong những vấn đề đáng chú nhất hiện nay khi nói về chuỗi cung ứng phần mềm tại Việt Nam là sự thiếu các ý tưởng hoàn chỉnh và đồng bộ để xây dựng một chuỗi cung ứng phần mềm toàn diện. Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp phần mềm tại Việt Nam vẫn chưa làm chủ được toàn bộ quy trình phát triển phần mềm, mà thường tham gia vào các mắt xích nhỏ lẻ trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nhiều doanh nghiệp cung cấp theme website tại Việt Nam hiện nay phụ thuộc vào các nền tảng quốc tế, điển hình là WordPress. Họ phát triển và bán các mẫu giao diện (theme) dựa trên nền tảng mã nguồn mở của WordPress, đồng nghĩa với việc nằm trong chuỗi cung ứng phần mềm của WordPress chứ không phải của riêng họ.
Dù các doanh nghiệp này có thể đạt được thành công, họ vẫn đối mặt với nhiều hạn chế, bao gồm:
- Không làm chủ công nghệ: Vì phụ thuộc vào nền tảng WordPress, họ không kiểm soát được các thay đổi về công nghệ hoặc chính sách của nền tảng này.
- Giới hạn khả năng mở rộng: Các mẫu theme chỉ phục vụ một nhóm khách hàng cụ thể và khó có thể phát triển thành các sản phẩm đa dạng và toàn diện hơn.
- Thiếu sự độc lập: Khi WordPress thay đổi hoặc ngừng hỗ trợ các tính năng quan trọng, các doanh nghiệp này sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì sản phẩm.
Quản lý và tích hợp chuỗi cung ứng yếu kém
Khả năng quản lý và tích hợp các mắt xích trong chuỗi cung ứng phần mềm tại Việt Nam còn nhiều hạn chế. Một số vấn đề phổ biến dễ thấy bao gồm:
- Tốn nguồn lực để phát triển những phần giống nhau lặp lại giữa các ý tưởng công nghệ phần mềm
- Thiếu sự kết nối giữa các doanh nghiệp công nghệ, phần mềm
- Thiếu sự phối hợp giữa các bộ phận lên ý tưởng, phát triển, kiểm thử, và triển khai
- Chậm trễ trong việc chuyển giao giữa các giai đoạn do quy trình không rõ ràng
- Sử dụng công cụ quản lý dự án không đồng bộ, gây khó khăn trong việc giám sát tiến độ và chất lượng
Thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao
Một trong những rào cản lớn nhất đối với chuỗi cung ứng phần mềm tại Việt Nam là thiếu hụt nhân lực chất lượng cao. Theo báo cáo của VietnamWorks, nhu cầu tuyển dụng ngành CNTT tăng trung bình 47% mỗi năm, nhưng nguồn cung chỉ đáp ứng được 30-40% nhu cầu.
Đặc biệt, các vị trí như lập trình viên cấp cao, chuyên gia phân tích dữ liệu, và chuyên gia bảo mật thường xuyên rơi vào tình trạng thiếu hụt. Nguyên nhân chủ yếu là do:
- Chất lượng đào tạo tại một số cơ sở giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế
- Làn sóng "chảy máu chất xám" khi các kỹ sư giỏi tìm kiếm cơ hội tốt hơn ở nước ngoài
- Sự phân bố không đồng đều về cơ hội việc làm giữa các vùng miền
Quy trình phát triển phần mềm thiếu chuẩn hóa
Nhiều doanh nghiệp phần mềm tại Việt Nam chưa áp dụng hoặc không duy trì các tiêu chuẩn quốc tế trong quy trình phát triển. Việc thiếu chuẩn hóa dẫn đến:
- Thời gian phát triển kéo dài hơn dự kiến
- Chất lượng sản phẩm không ổn định, dễ gặp lỗi
- Chi phí dự án vượt ngân sách ban đầu
Ví dụ, một số công ty nhỏ thường bỏ qua giai đoạn kiểm thử chi tiết để tiết kiệm thời gian, dẫn đến sản phẩm lỗi khi triển khai thực tế. Điều này ảnh hưởng không chỉ đến uy tín doanh nghiệp mà còn làm gia tăng chi phí sửa chữa.
Sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài
Phần lớn các doanh nghiệp phần mềm tại Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào công nghệ và nền tảng nước ngoài. Các công cụ phát triển, thư viện mã nguồn, và hệ điều hành chủ yếu được nhập khẩu hoặc sử dụng từ các nhà cung cấp quốc tế. Điều này gây ra:
- Chi phí bản quyền cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận
- Khó khăn trong việc làm chủ công nghệ, đặc biệt khi các nhà cung cấp thay đổi chính sách hoặc ngừng hỗ trợ
- Nguy cơ về bảo mật khi dữ liệu phụ thuộc vào các máy chủ nước ngoài
Đề xuất một số giải pháp cải thiện chuỗi cung ứng phần mềm tại Việt Nam
Dám nghĩ - dám thực hiện những ý tưởng toàn diện về mặt công nghệ
- Thay vì phụ thuộc vào nền tảng hoặc công cụ từ nước ngoài, các doanh nghiệp có thể tự xây dựng hệ thống đáp ứng được nhu cầu đặc thù của mình.
- Tăng giá trị nội địa: Khi toàn bộ chuỗi cung ứng được thực hiện tại Việt Nam, giá trị gia tăng sẽ nằm trong tay các doanh nghiệp nội địa. Từ đó, một chuỗi cung ứng phần mềm thực sự sẽ được hoàn thiện.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh: Một hệ sinh thái công nghệ toàn diện sẽ giúp các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam cạnh tranh ngang hàng với các công ty lớn quốc tế.
EzyPlatfrom - một nền tảng phần mềm công nghệ do người Việt Nam phát triển, mang sứ mệnh giải quyết các bài toán khổng lồ trong chuỗi cung ứng phần mềm, từ làm chủ công nghệ đến tối ưu hóa quy trình và tạo dựng hệ sinh thái tích hợp. Chính vì thế, EzyPlatform đang ngày từng bước cố gắng và tạo ra những plugin của các nghiệp vụ khách nhau thuộc tất cả mọi lĩnh vực
Tăng cường khả năng tự chủ công nghệ
- Hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa các công ty khởi nghiệp công nghệ để phát triển các giải pháp phần mềm "Made in Vietnam”
- Đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển các nền tảng công nghệ nội địa
- Xây dựng các trung tâm dữ liệu trong nước để giảm phụ thuộc vào nhà cung cấp nước ngoài
Chương trình hợp tác mở của Young Monkeys. Nguồn: Young Monkeys
Đầu tư vào đào tạo và phát triển nhân lực
- Tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp và các trường đại học để xây dựng chương trình đào tạo thực tiễn hơn
- Tạo điều kiện làm việc hấp dẫn để giữ chân nhân tài trong nước
Chuẩn hóa quy trình phát triển
- Áp dụng các mô hình phát triển phần mềm quốc tế như Agile, Scrum, hoặc CMMI...
- Đầu tư vào công cụ kiểm thử tự động để nâng cao hiệu quả và độ chính xác
- Xây dựng tài liệu quy trình chi tiết để đảm bảo tính nhất quán trong mỗi dự án
Định hướng tương lai cho chuỗi cung ứng phần mềm
Những vấn đề trong chuỗi cung ứng phần mềm tại Việt Nam không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội để các doanh nghiệp đổi mới và phát triển. Bằng cách đầu tư vào nhân lực, chuẩn hóa quy trình, làm chủ công nghệ, và nâng cao quản lý, ngành phần mềm Việt Nam có thể nâng cao vị thế trên bản đồ công nghệ toàn cầu.
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc cải thiện chuỗi cung ứng không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động mà còn mang lại giá trị lớn hơn cho khách hàng và cộng đồng. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng từ tất cả các bên liên quan, từ doanh nghiệp, tổ chức giáo dục, đến chính phủ, nhằm xây dựng một hệ sinh thái phần mềm bền vững và phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.