Trong thế giới marketing, hai từ “chiến lược” và “chiến dịch” được nhắc đến rất nhiều, nhưng có khi nào bạn tự hỏi “Hai khái niệm này khác nhau thế nào nhỉ?”. Bài viết này sẽ giúp các bạn chưa phân biệt được rõ 2 khái niệm này để tránh việc dùng nhầm lẫn.

blog 8 cover.png

Định nghĩa đơn giản về 2 khái niệm

Chiến lược (Strategy) – Lộ trình tổng thể

Được ví như bức tranh lớn. Chiến lược là định hướng dài hạn giúp doanh nghiệp theo đuổi và đạt được những mục tiêu tổng thể của mình. Chiến lược là cái "khung", giúp xác định lộ trình dài hạn. Đây là câu trả lời cho câu hỏi: “Doanh nghiệp muốn đạt được gì trong tương lai?”. Hiểu đơn giản, chiến lược là một loạt những hành động để đối phó và đáp ứng với những tình hình thực tế của thị trường.

Để xác định được chiến lược, bạn cần nắm rõ về những mục tiêu doanh nghiệp muốn đạt được đồng thời cũng nên lưu ý đến xem những mục tiêu đó có phù hợp với văn hoá, tầm nhìn - sứ mệnh của doanh nghiệp hay không.

Ví dụ trong giai đoạn mới bắt đầu của tổ chức mã nguồn mở Young Monkeys, với mục tiêu marketing là tăng sự nhận diện và nhận thức về thương hiệu, yêu cầu truyền thông phải educate khách hàng, Young Monkeys đã lựa chọn Chiến lược marketing - mix 4C (Customer, Cost, Convenience, Communication). Tại sao lại chọn 4C trong nhiều mô hình chiến lược marketing - mix, mình sẽ giải thích ở bài sau.

Chiến dịch (Campaign) – Hành động cụ thể để thực hiện chiến lược

Trong khi chiến lược là định hướng tổng thể, thì chiến dịch là những hành động cụ thể, có thời hạn nhất định, để triển khai và thực hiện chiến lược. Chiến dịch sẽ giúp chiến lược được triển khai qua từng giai đoạn và tạo ra những kết quả đo lường được trong ngắn hạn.

Ví dụ ở trường hợp trên, sau khi xác định được chiến lược 4C, cần cụ thể hoá từng mục bằng các chiến dịch như chiến dịch livestream, tổ chức các buổi workshop,... Vì vậy các hành động cụ thể bao gồm: Xác định nền tảng livestream, xây dựng tuyến nội dung, chuẩn bị phương tiện,... 

Bảng phân biệt

bảng phân biệt.png

Sự liên quan chặt chẽ đến nhau

Chiến lược giống như bản đồ toàn diện của doanh nghiệp, bao quát tầm nhìn dài hạn và các mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt được. Để thực hiện chiến lược đó, doanh nghiệp thường triển khai nhiều chiến dịch khác nhau. Như vậy, mỗi chiến dịch là một mảnh ghép của chiến lược, có nhiệm vụ giúp đẩy từng bước nhỏ tiến tới mục tiêu lớn hơn.

Vậy làm thế nào để xây dựng được một chiến lược hiệu quả cho doanh nghiệp của bạn? Hãy theo dõi các blog sau của EzyPlatform nha!