Sự khác biệt giữa E-commerce và Magento - Phần 1
Back to ecommerceGiới thiệu
Magento: Là một nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở, ra đời năm 2007, hiện thuộc Adobe Inc., giúp doanh nghiệp xây dựng và quản lý cửa hàng trực tuyến,phù hợp cho doanh nghiệp muốn phát triển cửa hàng trực tuyến chuyên nghiệp, nhưng cần cân nhắc kỹ thuật và chi phí
Plugin E-commerce: là một trong những sản phẩm của Ezyplatform và là một giải pháp được thiết kế riêng, với các tính năng đặc thù và phù hợp với phần lớn nhu cầu kinh doanh cụ thể của bạn.
Giao diện và trải nghiệm người dùng

- Giao diện admin của Magento 2 demo từ Scandiweb là phiên bản tiêu chuẩn của giao diện admin Magento 2, với khả năng có các tùy chỉnh từ Scandiweb, một công cụ quản lý toàn diện, được thiết kế để giúp chủ cửa hàng và quản trị viên dễ dàng vận hành cửa hàng thương mại điện tử.
- Plugin E-commerce : Giao diện dashboard gọn gàng,chi tiết, hiển thị số lượng, phù hợp cho hệ thống lớn hoặc cần quản lý đa chiều,dễ dàng thao tác, dễ theo dõi và trực quan, được xây dựng dựa trên công nghệ mã nguồn mở của Ezyplatform, có tính tùy chỉnh cao.

So sánh tổng quan các tính năng giữa E-commerce và Magento
Khi lựa chọn một nền tảng để xây dựng cửa hàng trực tuyến, nhiều doanh nghiệp phân vân giữa Magento và các nền tảng E-commerce khác. Mỗi lựa chọn đều có ưu điểm riêng, tùy thuộc vào nhu cầu và mức độ tùy chỉnh mong muốn. Dưới đây là bài so sánh các tính năng chính giữa Magento và E-commerce để giúp bạn đưa ra quyết định phù hợp.
Tính năng quản lý các quốc gia
Tương đồng
- Magento hỗ trợ quản lý khu vực theo cấu trúc phân cấp, bao gồm quốc gia (Country Options), tiểu bang/vùng (State Options), và thông tin cửa hàng với các trường như quốc gia, vùng/tiểu bang, thành phố, và mã bưu điện. Hình ảnh thứ tư (giao diện quản lý vùng) hiển thị cấp bậc quốc gia, tỉnh/thành phố, và quận/huyện.
- E-commerce quản lý khu vực theo cấp bậc tương tự, từ quốc gia (hình 6 với form thêm quốc gia), tỉnh/thành phố (hình 4 và 6), đến quận/huyện và phường/xã (hình 5). Cả hai hệ thống đều cho phép tổ chức khu vực theo cách phân cấp rõ ràng.
- Hỗ trợ người dùng lọc và tìm kiếm khu vực nhanh chóng. -Cho phép thêm mới, chỉnh sửa, và xóa các mục khu vực ở mọi cấp độ.
- Phần "Store Information" của Magento với các trường như quốc gia, vùng/tiểu bang, thành phố, và mã bưu điện, cho phép cấu hình địa điểm cửa hàng.tuy nhiên, phần "Thêm quốc gia" của E-commerce và các bảng tỉnh/thành phố, quận/huyện cũng liên quan đến việc quản lý thông tin khu vực, tuy không trực tiếp hiển thị thông tin cửa hàng nhưng có thể áp dụng tương tự.
Khác nhau
Magento






- Giao diện có cấu trúc rõ ràng với các phần riêng biệt (Country Options, State Options, Store Information), tích hợp nhiều tính năng trong menu điều hướng
- "Country Options" cung cấp các tùy chọn chi tiết như "Default Country," "Allow Countries," "Zip/Postal Code is Optional for," và "European Union Countries," cho phép cấu hình linh hoạt theo từng quốc gia.
- "State Options" cho phép yêu cầu nhập tiểu bang cho các quốc gia cụ thể và tùy chọn "Allow to Choose State if it is Optional for Country," thể hiện sự kiểm soát chi tiết.
- "Single-Store Mode" hỗ trợ cấu hình đa cửa hàng, cho phép quản lý khu vực riêng biệt cho từng cửa hàng hoặc chế độ xem.
E-commerce


- Giao diện đơn giản hơn, tập trung vào bảng danh sách khu vực với các nút hành động trực quan, có thể dễ sử dụng hơn cho doanh nghiệp nhỏ hoặc người dùng cơ bản.
- Hệ thống hiển thị danh sách các quốc gia, tỉnh/thành phố, quận/huyện và phường/xã theo dạng bảng với các cột như mã, tên địa phương, trạng thái, hành động.
- Chưa có tùy chọn nâng cao như: giới hạn quốc gia hoặc cấu hình đặc biệt cho khu vực EU.
- Chưa hỗ trợ về cấu hình đa cửa hàng tại giao diện này.
- Chưa có thông tin cụ thể về quản lý thế tại giao diện này.
- Mỗi địa phương đều có mã riêng để thuận tiện cho việc quản lý dữ liệu.
- Phù hợp hơn với thị trường nội địa Việt Nam so với Magento.
Tính năng quản lý các dịch vụ thanh toán
Tương đồng
- Có bố cục hiển thị các thông tin cấu hình/quản lý và các tùy chọn, thao tác dành cho quản trị viên.
- Cả hai đều quản lý, cấu hình, theo dõi, hoặc cập nhật các yếu tố quan trọng trong hoạt động bán hàng trực tuyến.
- Cả hai đều cần code để bổ sung các dịch vụ thanh toán chưa có sẵn.
Khác nhau
Magento


- Không hỗ trợ chi tiết tính năng này trực diện mà thông qua mỗi tính năng chính cụ thể là
Store>Settings>Configuration>Sales>Payment methods
- Giao diện hiển thị theo từng option đơn giản với danh sách các cổng thanh toán cụ thể cung cấp thông tin cụ thể: merchent location,recommended solution,other paypal payment solution,..
- Hỗ trợ nhiều cổng thanh toán nội bộ (không thông qua cổng thanh toán của bên thứ ba) như “Zero Subtotal Checkout”, “Check / Money Order”, “Cash on Delivery” và cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến bên thứ ba như PayPal Express Checkout,Braintree Payments.
E-commerce

- Giao diện đơn giản với danh sách các cổng thanh toán cụ thể cung cấp thông tin cụ thể về tiền tệ, trạng thái, ngày cập nhật.
- Trong phần tính năng này bắt buộc bạn phải tự viết code mới có thể sử dụng tích hợp với các dịch vụ thanh toán.
- Danh sách có thông tin chi tiết
- Hỗ trợ nhiều cổng thanh toán phổ biến như PayPal, VNpay, và các phương thức nội địa.
- Phải chỉnh sửa trạng thái từng dịch vụ
Tính năng quản lý ngân hàng
Magento
Không hỗ trợ tính năng trực diện
E-commerce

- Hệ thống cho phép thêm, chỉnh sửa và xóa các ngân hàng cụ thể, bao gồm thông tin như mã BIN, trạng thái hoạt động và ngày cập nhật.
- Người quản trị có thể kích hoạt hoặc vô hiệu hóa từng ngân hàng, cung cấp khả năng kiểm soát chi tiết đối với các ngân hàng được chấp nhận trong hệ thống.
Tính năng quản lý tiền tệ
Tương đồng
- Trong hình của e-commerce, danh sách các loại tiền tệ như: CNY (Yuan Trung Quốc), EUR (Euro),v.v được hiển thị. Tương tự, trong hình của Magento, phần "Allowed Currencies" (Các tiền tệ được phép) cho thấy hỗ trợ nhiều loại tiền tệ như USD, VND, EUR, JPY, v.v. Điều này cho thấy cả hai nền tảng đều có khả năng quản lý nhiều đơn vị tiền tệ để phục vụ nhu cầu kinh doanh quốc tế.
- Đều cho phép thiết lập một loại tiền tệ chính làm cơ sở cho giao dịch.E-commerce có cột "Mặc định" (Default) để chọn tiền tệ chính (ví dụ: VND được chọn làm mặc định), trong khi Magento có trường "Base Currency" (Đơn vị tiền tệ cơ sở) với tùy chọn như USD hoặc các loại tiền khác. Điều này đảm bảo tính nhất quán trong tính toán giá cả và thanh toán.
- Cả hai nền tảng đều cung cấp tùy chỉnh cách hiển thị tiền tệ. Trong hình của e-commerce, các trường như "Định dạng" (Format) và "Số thập phân" (Decimal Places) cho phép cấu hình cách giá trị tiền tệ xuất hiện (ví dụ: không dùng thập phân với giá trị "0"). Tương tự, Magento trong hình có phần "Default Display Currency" (Mặc định hiển thị tiền tệ) để chọn loại tiền hiển thị mặc định, cùng với các thiết lập định dạng liên quan trong hệ thống. Khác nhau
Magento


- Base Currency và Default Display Currency: Hai dropdown này cho phép chọn "Đồng tiền cơ sở" và "Đồng tiền hiển thị mặc định" (mặc định là US Dollar), với tùy chọn "Use system value" để quay lại giá trị hệ thống. Điều này cho thấy Magento hỗ trợ cấu hình linh hoạt cho giao dịch và hiển thị.
- Allowed Currencies:Danh sách đa dạng các loại tiền tệ toàn cầu trong phần này (ví dụ: Albanian Lek, Argentine Peso) nhấn mạnh khả năng hỗ trợ thị trường quốc tế rộng lớn, tương tự như đặc điểm đã ghi nhận ở cả hai nền tảng.
E-commerce

- Giao diện hiển thị danh sách “Các loại tiền”, “Thêm mới loại tiền” và một popup riêng để “Thêm tỉ giá mới”.
- Chỉ hỗ trợ nhập thủ công. Không thấy tuỳ chọn import từ dịch vụ bên ngoài.
- Mặc định cho phép chọn Vị trí ký hiệu (trước giá hay sau giá) ngay trong popup “Thêm mới loại tiền”. Cho phép khai báo trực tiếp Số thập phân và Định dạng
"#,###.##"
khi thêm tiền tệ.
Tính năng quản lý tỉ giá
Tương đồng
- Magento có trang “Currency Rates” cho phép thiết lập tỷ giá quy đổi giữa các loại tiền tệ (ví dụ: 1 USD = 23.500 VND). Plugin E-Commerce khác có giao diện “Thêm tỉ giá mới” để nhập thủ công tỷ giá.
- Magento có trang “Currency Symbols” để nhập/ghi đè ký hiệu (ví dụ: “$” cho USD, “€” cho EUR), có tuỳ chọn “Use Standard” hoặc tùy chỉnh. Plugin E-Commerce khác cũng cho phép nhập Ký hiệu, chọn Vị trí ký hiệu (trước hay sau giá), số thập phân, định dạng hiển thị
#,###.##
chẳng hạn) nhưng bắt buộc phải viết code để bổ sung thêm cài đặt. Khác nhau
Magento





- Thường dựa vào cấu hình của Store (trong
Settings > Configuration
) để thiết lập.Ví dụ:Stores> Currency>Currency rates/Currency symbols
- Có cách tổ chức màn hình cấu hình được tách làm 2 trang cụ thể: Currency Rates: quản lý tỷ giá (có thể import từ dịch vụ bên ngoài). Currency Symbols: quản lý ký hiệu tiền tệ.
- Có tuỳ chọn “Import Service” (ví dụ: Fixer.io,v.v..), cho phép cập nhật tự động tỷ giá. Ngoài ra, Magento còn có tích hợp dịch vụ bên ngoài cụ thể: Các phần "Fixer.io" và "Currency Converter API" với trường "API Key" và "Connection Timeout" cho thấy Magento vượt trội trong việc tự động hóa tỷ giá.
- Scheduled Import Settings:Tùy chọn "Enabled" (mặc định "No") trong phần này cho phép lên lịch nhập tỷ giá tự động, tăng cường tính tiện lợi và giảm công việc thủ công.
E-commerce

- Cho phép qui đổi tỉ giá, thêm mới giá trị.
- Người dùng cần viết code để bổ sung thêm nhập Ký hiệu, chọn Vị trí ký hiệu (trước hay sau giá), số thập phân, định dạng hiển thị
#,###.##
chẳng hạn).
Tính năng quản lý đơn hàng
Tương đồng
- Cả hai đều cung cấp giao diện liệt kê đơn hàng với thông tin cơ bản như: ID đơn hàng, tên khách hàng, tổng giá trị, trạng thái thanh toán và vận chuyển.
- Người quản trị đều có khả năng sử dụng bộ lọc và tìm kiếm để truy xuất các đơn hàng dựa trên các tiêu chí như: ngày, trạng thái, hay thông tin khách hàng.
- Khi xem chi tiết đơn hàng, cả hai nền tảng đều cho phép kiểm tra thông tin khách hàng, sản phẩm đã đặt, phương thức thanh toán và giao hàng.
- Mặc dù cách thức và mức độ chi tiết có thể khác nhau, cả Magento và nền tảng E-Commerce khác đều hỗ trợ việc tạo mới đơn hàng cũng như cập nhật thông tin đơn hàng.
Khác nhau
Magento








Tạo đơn hàng mới trực tiếp từ Admin:
- Cho phép chọn khách hàng hiện có hoặc thêm khách hàng mới.
- Cho phép chọn sản phẩm, số lượng, áp dụng mã giảm giá (nếu có).
- Cho phép chỉnh sửa thông tin thanh toán, vận chuyển, địa chỉ, v.v.
- Tự động tính toán lại tổng tiền, thuế, phí vận chuyển, chiết khấu.
- Tích hợp nhiều phương thức thanh toán khác nhau (offline, online).
- Magento cho phép tạo đơn hàng offline (backend) một cách rất chi tiết, phù hợp cho đội CSKH/nhân viên bán hàng qua điện thoại, email, v.v.
Chỉnh sửa đơn hàng (Edit):
- Ở Magento 2, việc chỉnh sửa trực tiếp đơn hàng sau khi đã đặt khá phức tạp. Thông thường phải tạo Credit Memo, tạo đơn hàng mới hoặc điều chỉnh theo quy trình hoàn/trả.
- Tuy nhiên, với một số tùy biến hoặc extension, có thể hỗ trợ chỉnh sửa nhiều thông tin hơn.
- Magento được thiết kế cho việc xử lý đơn hàng theo quy trình nhiều bước (Invoice – Shipment – Credit Memo). Nó tách riêng từng giai đoạn, giúp theo dõi, kiểm soát tốt hơn và phù hợp cho doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn, có quy trình kế toán – vận chuyển rõ ràng.
- Mở rộng (extensions): Magento có một hệ sinh thái mở rộng rất lớn, cho phép tuỳ chỉnh hầu như mọi tính năng liên quan đến đơn hàng (tự động xuất hoá đơn, đồng bộ với bên vận chuyển, quản lý tồn kho phức tạp, v.v.).
- Tuỳ chỉnh (customization): Với mã nguồn mở, doanh nghiệp có thể can thiệp vào code để đáp ứng quy trình quản lý đơn hàng riêng.
E-commerce

- Khi có đơn hàng mới sẽ xuất hiện,hiển thị danh sách đơn hàng tại các danh mục.
- Hiển thị các trường cơ bản như ID, sản phẩm đầu tiên, người tạo, người phê duyệt, tổng tiền, dịch vụ thanh toán, trạng thái. -Có các bộ lọc như tìm kiếm theo từ khóa, mã giỏ hàng, trạng thái đơn hàng.
Tính năng quản lý sản phẩm Tương đồng
- Đều có danh sách sản phẩm (product listing) với các cột cơ bản: tên, giá, SKU, tồn kho, trạng thái.- Đều cho phép thêm/sửa sản phẩm với các trường cơ bản (tên, giá, số lượng, hình ảnh…).
- Đều có khả năng quản lý trạng thái sản phẩm (hiển thị, ngưng bán) và cho phép cập nhật nhanh.
- Đều phục vụ mục tiêu chính: đăng bán sản phẩm, quản lý kho, cập nhật giá Khác nhau
Magento







Chia thành nhiều nhóm/thẻ (tab) hoặc mục mở rộng:
- Product Details: Tên sản phẩm, SKU, giá, số lượng, trọng lượng, danh mục, trạng thái, visibility…
- Content: Mô tả ngắn, mô tả chi tiết.
- Images and Videos: Quản lý hình ảnh, video, chọn ảnh đại diện, thumbnail…
- Search Engine Optimization: URL Key, Meta Title, Meta Description…
- Related Products, Up-Sells, Cross-Sells.
- Customizable Options (tùy chọn tuỳ biến).
- Advanced Settings khác (Design, Gift Options, Downloadable…).
- Loại sản phẩm đa dạng: Simple, Configurable, Bundle, Grouped, Virtual, Downloadable.
- Attribute Set: chọn nhóm thuộc tính phù hợp cho sản phẩm. Có Attribute Set và Attribute riêng:
- Mỗi sản phẩm được gán vào một bộ thuộc tính (Attribute Set) để hiển thị những trường tương ứng.
- Tạo mới thuộc tính (như màu sắc, kích cỡ…) rất linh hoạt.
- Configurable Product: Cho phép tạo sản phẩm có biến thể (size, màu, v.v.) với quản lý tồn kho tách biệt.
- Tab Images and Videos: Quản lý nhiều hình, sắp xếp vị trí, chọn ảnh đại diện, thumbnail, small image…
- Tab SEO: Thiết lập URL Key, meta title, meta description…
- Related/Up-sell/Cross-sell: Gợi ý sản phẩm liên quan, bán kèm, bán gia tăng.
- Customizable Options, Gift Options, Downloadable: hỗ trợ sản phẩm số, tuỳ chọn quà tặng, v.v.
- Magento có nhiều nhóm thông tin (SEO, Images, Customizable Options, v.v.), hỗ trợ nhiều loại sản phẩm (simple, configurable, bundle…).
- Cho phép tạo Attribute Set và Attribute rất chi tiết.
- Có tab SEO riêng, hỗ trợ meta, URL key, liên kết sản phẩm.
- Có hệ sinh thái plugin/extension lớn, có thể tuỳ chỉnh code (mã nguồn mở).
- Đòi hỏi người dùng/ quản trị có kiến thức và thời gian thiết lập, bù lại quản lý chặt chẽ.
E-commerce



- Giao diện đơn giản, danh sách các trường .
- Danh mục và thương hiệu được hiển thị ngay giao diện rõ ràng.
- Chỉ có giá gốc, không có giá khuyến mãi. -Chỉ có một ảnh sản phẩm.
- Chỉ có danh mục checkbox đơn giản.
- Không có trình soạn thảo, chỉ nhập thông tin cơ bản.
Tính năng quản lý cài đặt
Tương đồng
- Cả Magento và nền tảng E-Commerce đều có màn hình hoặc trang dành riêng cho việc cấu hình hệ thống, cho phép quản trị viên điều chỉnh các thiết lập hoạt động của website/cửa hàng.
Magento

- Có màn hình “Notifications” với mức độ ưu tiên (Severity) như Critical, Notice, v.v.Thông báo thường liên quan đến bảo mật, cập nhật phiên bản, lỗi hệ thống…
- Cho phép tạo “Custom Variables” (Variable ID, Code, Name, HTML Value, Plain Value) sử dụng để chèn vào email template, trang CMS, hoặc nơi cần placeholder động.
- Có trang “Encryption Key” để bảo vệ mật khẩu, dữ liệu nhạy cảm trong cơ sở dữ liệu cho phép tạo mới hoặc tự động sinh key.
- Tích hợp sâu với các module, extension bên thứ ba, cho phép thêm các tuỳ chọn cài đặt nâng cao.
E-commerce







- Chưa hỗ trợ thông báo mức độ ưu tiên như Magento.
- Có tuỳ chỉnh nội dung email ở mức cơ bản, nhưng không có cơ chế quản lý biến tùy chỉnh riêng biệt.
- Đã hỗ trợ tính năng quản lý bảo mật nâng cao như Magento nhưng mặc định sử dụng EzyPlatform.
- Tập trung vào việc cài đặt quản lý đơn hàng, email thông báo và vận chuyển.
Tính năng quản lý các danh mục sản phẩm Tương đồng
- Cả hai đều cho phép thêm mới, chỉnh sửa và xóa danh mục.
- Hỗ trợ thông tin hình ảnh và mô tả -Cả hai đều có cách đánh dấu danh mục đang được kích hoạt và có xuất hiện (hoặc không) trên giao diện trang web. Dùng để sắp xếp sản phẩm theo từng danh mục và điều hướng cho người dùng cuối.
- Đều có một bảng quản trị để thao tác (danh sách, thêm mới, sửa xóa).Sau khi cấu hình, kết quả hiển thị trên website ở trang danh mục. Khác nhau
Magento





- Có Default Category (root category) làm gốc, thường chỉ định store view nào dùng root category nào.
- Tabs chuyên biệt như Display Settings, Search Engine Optimization, Design, Schedule Design Update.
- Có tùy chọn Include in Menu để hiển thị hay ẩn danh mục trên thanh menu chính.
- Tab Search Engine Optimization cho phép điền URL Key, Meta Title, Meta Keywords, Meta Description...
- Mỗi danh mục có trang riêng, chia thành nhiều tab (Category Image, Description, Display Settings, SEO...).
- Có tab Design (chọn theme, layout v.v.), hoặc Schedule Design Update để thay đổi giao diện theo lịch.
- Hỗ trợ phân cấp danh mục (root > subcategories) rất rõ ràng, thường là cây thư mục.
E-commerce




- Hiện đại, trực quan, thiết kế rộng rãi, có giao diện nhập liệu dạng form đầy đủ thông tin.
- Thay vì nhiều tab, hệ thống gộp các trường lại (Tên hiển thị, Mô tả ngắn, Mô tả dài, Loại, Slug...),biểu tượng danh mục, ảnh banner, trạng thái kích hoạt.
- Cho phép nhập thứ tự hiển thị để kiểm soát vị trí xuất hiện danh mục.
- Có thể thực hiện thao tác hàng loạt danh mục cùng 1 lúc.
- Cung cấp trình soạn thảo văn bản nâng cao (có thể chèn hình ảnh, bảng, liên kết…).
- Chưa hỗ trợ rõ tính năng ngay trên giao diện“Schedule Design Update” hay “Display Settings” chi tiết như Magento.
Tính năng quản lý các thẻ sản phẩm
Magento
- Không tích hợp sẵn tính năng này như E-Commerce 1, vì vậy bạn cần cài đặt một extension của bên thứ ba để bổ sung tính năng.
E-commerce



- Giao diện danh sách hiển thị các danh mục thẻ sản phẩm và thêm mới tên sản phẩm.
- Có thể thực hiện thao tác hàng loạt các danh mục thẻ cùng 1 lúc.
- Người dùng có thể xem, chỉnh sửa, hoặc xóa các mục này, với các cột như "Id," "Tên," "Ngày tạo," "Cập nhật gần nhất," và trạng thái "Hoạt động."
- Dành cho người dùng cần quản lý hoặc kiểm tra danh sách các thẻ thêm mới đã có, phù hợp với vai trò quản lý hoặc phân tích dữ liệu.