Sự khác biệt giữa E-commerce và Magento - Phần 2
Back to ecommerceTính năng quản lý các cửa hàng
Tương đồng- Cả Magento và nền tảng E-Commerce khác đều cho phép thêm (Create / Thêm mới) và chỉnh sửa thông tin cửa hàng.
- Đều có danh sách cửa hàng hiển thị thông tin cơ bản (tên, trạng thái, hành động chỉnh sửa/xoá).
- Tên cửa hàng, một số thông tin nhận diện (mã, mô tả, hình ảnh/banner hoặc code).
- Cả hai đều có cột/trường Trạng thái (Active/Enabled/Disabled) để bật hoặc tắt một cửa hàng.
Khác nhau
Magento





- Giao diện hiển thị sẽ được thông qua Stores>Settings> All Stores.
Magento tổ chức theo 3 cấp:
- Website (cấp cao nhất): Có thể tách biệt hoàn toàn về dữ liệu khách hàng, đơn hàng, giỏ hàng…
- Store (cửa hàng thuộc website): Chia theo danh mục hoặc mục đích bán.
- Store View (phiên bản hiển thị): Thường dùng cho đa ngôn ngữ hoặc giao diện khác nhau.
Ở hình “Stores” trong Magento, ta thấy cột “Website”, “Store”, “Store View” và nút “Create Store View” / “Create Website”.
Khi tạo mới website trong mỗi cấp của Magento, bạn sẽ cần nhập các thông tin khác nhau như: Ví dụ: Website và tương tự cho các cấp khác.
- Name (tên website)
- Code (định danh, dùng trong cấu hình, URL, v.v.)
- Sort Order (thứ tự sắp xếp)
- Phù hợp doanh nghiệp muốn vận hành nhiều website, mỗi website có thể có nhiều “store” và mỗi “store” có nhiều “store view” (chẳng hạn phân chia theo quốc gia, theo ngôn ngữ, hoặc theo thương hiệu).
E-commerce


- Chưa hỗ trợ đa cấp như Magento.
- Hệ thống cho phép thêm, chỉnh sửa và xóa các cửa hàng cụ thể, bao gồm thông tin như: tên cửa hàng,chủ cửa hàng , biểu tượng,v.v..
- Có thể theo dõi xem ci tiết và quản lý các cửa hàng trên hệ thống.
- Phù hợp mô hình muốn quản lý nhiều chi nhánh hoặc nhiều cửa hàng vật lý (có thể hiển thị trên cùng 1 website) mà không cần tách biệt hoàn toàn dữ liệu như Magento.
Tính năng quản lý các voucher
Tương đồng- Cả hai hệ thống đều cho phép nhập mã giảm giá cụ thể để khách hàng áp dụng khi mua hàng.Có trường nhập “Mã giảm giá” (Coupon Code / Mã) và trạng thái kích hoạt.
- Cho phép cài đặt loại giảm giá cụ thể:Giảm theo % (Phần trăm chiết khấu)/Giảm theo số tiền cố định (Fixed Amount).Trong Magento, còn có tuỳ chọn “Miễn phí vận chuyển” hoặc kết hợp vừa giảm giá vừa miễn phí ship.
- Trong Magento có thể giới hạn số lần sử dụng trên mỗi khách hàng hoặc trên tổng thể.Ở hệ thống e-commerce tùy chỉnh, có trường “Số lần có thể kích hoạt” và “Số lượng mã với mỗi người dùng”.
- Cho phép thiết lập thời gian bắt đầu và kết thúc của voucher (thời gian áp dụng).
Magento




- Giao diện hiển thị cần thông qua cấu hình quản trị như Marketing>Promotion>Cart price rules.Được chia thành nhiều tab (Rule Information, Conditions, Actions, Labels, Manage Coupon Codes).
- Cho phép tạo nhiều “rule” (quy tắc) khác nhau, mỗi quy tắc có thể dùng coupon hoặc không.Ngoài ra còn có tab “Conditions” (điều kiện) để áp dụng giảm giá dựa trên nhiều tiêu chí (danh mục, thuộc tính sản phẩm, tổng giá trị giỏ hàng, nhóm khách hàng, v.v.).
- Có tab “Labels” để gán nhãn hiển thị cho từng Store View.
- Hoạt động chặt chẽ với toàn bộ hệ thống Promotions, Catalog Price Rules, Cart Price Rules, Customer Groups, v.v.
E-commerce





- Giao diện một trang (hoặc ít tab), tập trung vào điền thông tin voucher và lưu.
- Quản lý trong một module riêng “Voucher” (hoặc “Các voucher”), tập trung vào việc tạo và phát hành mã.
- Có form “Thêm Voucher” với các trường rõ ràng về số tiền, phần trăm, giới hạn số lượng, v.v.
- Có thể ít “điều kiện” phức tạp hơn (hoặc tùy vào thiết kế của nhà phát triển) so với Magento.
- Tập trung vào các thông tin cơ bản (số tiền giảm, phần trăm, số lần sử dụng, thời gian). Có thể không (hoặc ít) tùy chọn điều kiện về danh mục hay thuộc tính sản phẩm.
- Chưa hỗ trợ rõ phần gán “nhãn hiển thị” chi tiết. Thay vào đó, có trường “Tên hiển thị” nhưng có thể đơn giản hơn.
- Có thể tích hợp ở mức đơn giản hơn (tùy vào thiết kế).
Tính năng quản lý vận đơn
Tương đồng- Cả hai nền tảng đều cho phép thiết lập và quản lý địa chỉ giao hàng (Address) cho đơn hàng.Khi xem chi tiết đơn hàng, người quản trị đều có thể thấy thông tin khách hàng, địa chỉ giao nhận.
- Có cơ chế theo dõi/trình bày trạng thái vận chuyển (đã giao, đang vận chuyển, v.v.).Mỗi đơn hàng (hoặc vận đơn) có thể hiển thị ngày giao hàng, ngày tạo vận đơn, v.v.
- Cả hai hệ thống đều cho phép cài đặt một số tuỳ chọn về vận chuyển (chọn phương thức, bật/tắt các tính năng, v.v.).Có thể cấu hình xem khách hàng có thể chọn phương thức ship khác nhau, hoặc hiển thị thông tin ship trong chi tiết đơn.
Khác biệt
Magento




Có giao diện Shipping Settings (trong “Stores > Configuration > Sales > Shipping Settings”) chia làm hai phần:
- Origin: Cho phép khai báo địa chỉ gốc (Country, ZIP, City…) để tính phí ship hoặc hiển thị cho nhà vận chuyển.Có thể hỗ trợ multi-warehouse nếu cài thêm extension (hoặc dùng Magento MSI).
- Options: Cho phép Shipping to multiple addresses (vận chuyển đến nhiều địa chỉ trong cùng một đơn hàng), giới hạn số lượng sản phẩm tối đa, v.v.
- Ngoài ra,tính năng Allow shipping to multiple addresses là một điểm đặc trưng: khách có thể chia nhỏ sản phẩm trong cùng một giỏ hàng để gửi tới nhiều địa chỉ khác nhau và quản trị viên có thể giới hạn số lượng sản phẩm tối đa được chia ra.Trong trang chi tiết đơn hàng, quản trị viên có thể tạo Shipment (phiếu xuất hàng) tách biệt. Điều này cho phép giao hàng nhiều đợt (partial shipment).Mỗi Shipment có thể đi kèm tracking number, carrier, ngày xuất kho, v.v.
E-commerce



- Hình cho thấy một danh sách các vận đơn/đơn hàng kèm thông tin: sản phẩm, khách hàng, phương thức, trạng thái…
- Trang chi tiết hiển thị rõ địa chỉ giao hàng, sản phẩm, trạng thái, ngày giao…
- Phần Cài đặt (Settings) có thể chỉ gói gọn các trường cấu hình như: email nhận thông báo, số ngày lưu đơn, trạng thái đơn… Không thấy phần “Origin” hay “Allow Shipping to multiple addresses” chi tiết như Magento.
- Chưa hỗ trợ tuỳ chọn ship tới nhiều địa chỉ trong cùng một đơn.
- Có thể hiển thị “Đơn hàng” và “Vận đơn” chung một trang, hoặc gộp chung (tùy thiết kế).
Tính năng quản lý các dịch vụ vận chuyển
Tương đồng- Cả Magento và nền tảng E-Commerce khác đều có khu vực cấu hình cho phép bật/tắt (Enable/Disable) những phương thức vận chuyển mà cửa hàng muốn sử dụng.
- Cho phép đặt tên, mức phí (hoặc miễn phí), thứ tự sắp xếp (Sort Order) khi hiển thị cho khách hàng ở trang thanh toán (checkout).
- Cho phép giới hạn theo quốc gia/khu vực (Ship to Applicable Countries / Specific Countries).
- Có thể cài đặt phí cố định, miễn phí nếu đơn hàng trên một mức nào đó, hoặc chỉ hiển thị phương thức vận chuyển khi thỏa mãn điều kiện .
- Hiển thị thông báo khi phương thức không khả dụng.
Khác nhau
Magento



- Mặc định cung cấp nhiều phương thức tích hợp sẵn:
- Flat Rate (phí cố định), Free Shipping (miễn phí), Table Rates (tính phí theo bảng giá dựa trên trọng lượng, giá trị, số lượng…), In-Store Delivery (giao hàng tại cửa hàng).
- UPS, USPS, FedEx, DHL: tích hợp sẵn với các hãng vận chuyển quốc tế, có thể yêu cầu nhập API hoặc tài khoản để hoạt động.
- Mỗi phương thức đều có form cấu hình riêng (Enable, Title, Type, Handling Fee, Countries Allowed, Minimum Order Amount…).
- Có thể kết hợp Table Rates, Free Shipping và Flat Rate trên cùng một trang checkout, khách hàng chọn theo nhu cầu.
- Tính năng “In-Store Delivery” (hoặc “Pick up in store”) giúp khách đến nhận hàng tại cửa hàng.
- “Table Rates” cho phép quản trị viên import file CSV chứa bảng giá theo:Trọng lượng (Weight vs. Destination),Số sản phẩm (Item vs. Destination),Hoặc giá trị đơn hàng (Price vs. Destination).Tự động tính phí vận chuyển dựa trên bảng giá đã thiết lập.
- Với UPS, USPS, FedEx, DHL, Magento cho phép kết nối API để tính cước realtime, in nhãn vận chuyển, theo dõi tracking.Người dùng cần có tài khoản tại hãng vận chuyển, cấu hình key/secret.
E-commerce

- Trong phần tính năng này bắt buộc bạn phải tự viết code mới có thể sử dụng tích hợp vói các dịch vụ vận chuyển.
- Hiển thị danh sách các thông tin dịch vụ vận chuyển chi tiết
- Có thể tích hợp hãng vận chuyển nội địa qua API, hiển thị cước và cập nhật trạng thái.
So sánh về mức chi phí của E-commerce và Magento
Magento

Magento Open Source (Community Edition): Miễn phí tải xuống và sử dụng, phù hợp với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, cần xem xét các chi phí sau:
- Lưu trữ (Hosting): Chi phí dao động từ $100 đến $500 mỗi năm, tùy thuộc vào nhà cung cấp và yêu cầu kỹ thuật.
- Tên miền: Khoảng $10–$400 mỗi năm.
- Chứng chỉ SSL: Từ $50–$300 mỗi năm.
- Thiết kế và phát triển: Chi phí có thể từ $1.800 đến hơn $10.000, tùy thuộc vào mức độ tùy chỉnh và phức tạp của dự án.
- Tiện ích mở rộng: Mỗi tiện ích mở rộng có giá từ $60–$600.
- Phí nhà cung cấp thanh toán: Thường là 2,9% + $0,30 cho mỗi giao dịch.
- SEO và quảng cáo kỹ thuật số: Có thể tốn từ $10.000–$40.000 mỗi năm.
- Tổng chi phí phát triển cho Magento Open Source thường nằm trong khoảng $12.000–$57.000 hoặc hơn, tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể.
Magento Commerce (Enterprise Edition): Phiên bản trả phí, cung cấp nhiều tính năng nâng cao, phù hợp với doanh nghiệp lớn. Chi phí bao gồm:
- Phí giấy phép: Từ $22.000 đến $125.000 mỗi năm, dựa trên doanh thu và quy mô doanh nghiệp.
- Lưu trữ: Chi phí từ $500–$6.500 mỗi năm.
- Các chi phí khác: Tương tự như phiên bản Open Source, bao gồm tên miền, chứng chỉ SSL, thiết kế, phát triển, tiện ích mở rộng và phí nhà cung cấp thanh toán.
- Tổng chi phí phát triển cho Magento Commerce có thể dao động từ $43.000 đến hơn $189.000, tùy thuộc vào yêu cầu và quy mô dự án.
E-commerce

- Miễn phí và là giá cố định trọn gói vĩnh viễn,không phát sinh thêm các phí khác.
- Không có thông tin về phí duy trì định kỳ hay phí mở rộng.
Những hạn chế và ưu điểm giữa E-commerce và Magento
Magento
Ưu điểm:- Phân cấp chi tiết (Country, State, Store Information) với nhiều tùy chọn cấu hình nâng cao (ví dụ: cấu hình cho EU, Zip/Postal Code…).
- Hỗ trợ tích hợp nhiều cổng thanh toán nội bộ và bên thứ ba (PayPal, Braintree…), qua giao diện cấu hình chuyên sâu.
- Cung cấp các tùy chọn Base Currency, Allowed Currencies và Default Display Currency; hỗ trợ tự động nhập tỉ giá từ dịch vụ bên ngoài (ví dụ: Fixer.io) và lên lịch nhập tự động.
- Xử lý đơn hàng theo quy trình nhiều bước (Invoice, Shipment, Credit Memo) và cho phép tạo đơn hàng offline chi tiết; hệ thống mở rộng qua các extension đa dạng.
- Quản lý sản phẩm với nhiều tab (Details, Content, Images, SEO, Options…) hỗ trợ đa dạng loại sản phẩm (Simple, Configurable, Bundle, …) và quản lý Attribute Set linh hoạt.
- Giao diện cấu hình hệ thống chi tiết với thông báo, custom variables, bảo mật (Encryption Key); quản lý danh mục sản phẩm phân cấp rõ ràng với nhiều tab cấu hình (SEO, Design, Display Settings…).
- Hỗ trợ đa cấp (Website, Store, Store View) cho khả năng tách biệt dữ liệu, đa ngôn ngữ và đa tiền tệ.
- Hệ thống voucher và khuyến mãi linh hoạt, cho phép thiết lập nhiều điều kiện phức tạp.
- Cấu hình vận chuyển chi tiết với tích hợp API từ các hãng vận chuyển quốc tế và tính năng giao hàng nhiều đợt.
- Hệ sinh thái mở rộng phong phú, dễ tùy chỉnh và tích hợp các tính năng bổ sung (ví dụ: quản lý thẻ sản phẩm qua extension).
Hạn chế:
- Giao diện và cấu hình chi tiết đòi hỏi kiến thức chuyên sâu và thời gian làm quen, không thân thiện với người dùng mới.
- Chi phí triển khai và duy trì cao (bao gồm hosting, tiện ích, phát triển, giấy phép đối với phiên bản Enterprise).Có thể quá mức cho các doanh nghiệp nhỏ hoặc nhu cầu cơ bản.
- Các bước xử lý đơn hàng (chỉnh sửa, hoàn trả) phức tạp, thường phải tách riêng thành nhiều giai đoạn.
- Triển khai, bảo trì và phát triển hệ thống có chi phí cao (hosting, module, extension, thiết kế…), phù hợp chủ yếu với doanh nghiệp lớn.
- Một số tính năng (ví dụ: quản lý thẻ sản phẩm) không tích hợp sẵn mà phải bổ sung qua extension của bên thứ ba.
E-commerce
Ưu điểm:- Thiết kế trực quan, dễ sử dụng với bảng danh sách và form nhập liệu rõ ràng cho các chức năng quản lý khu vực, sản phẩm, đơn hàng, danh mục và thẻ sản phẩm.
- Chi phí triển khai và duy trì thấp, phù hợp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Triển khai nhanh, ít phức tạp với những tính năng cơ bản đáp ứng nhu cầu hàng ngày.
- Hỗ trợ thao tác hàng loạt, lọc và tìm kiếm nhanh cho các chức năng quản lý cơ bản (quốc gia, tiền tệ, tỉ giá, cổng thanh toán…).
- Các tính năng như quản lý đơn hàng, cài đặt hệ thống, ngân hàng, tiền tệ… đủ cho nhu cầu hàng ngày của cửa hàng không quá phức tạp.
Hạn chế:
- Không hỗ trợ các tùy chọn cấu hình chi tiết như Magento (ví dụ: giới hạn quốc gia, cài đặt EU, bảo mật nâng cao, biến tùy chỉnh).
- Các chức năng như tự động cập nhật tỉ giá, nhập ký hiệu tiền tệ… không có sẵn và phải tự viết code bổ sung nếu cần.
- Không hỗ trợ cấu trúc đa cấp, thiếu khả năng tách biệt dữ liệu theo Website/Store/Store View.
- Ít tuỳ chọn nâng cao về khuyến mãi (voucher) và vận chuyển so với Magento.
- Khả năng mở rộng và tích hợp các tính năng phức tạp hạn chế, cần phát triển thêm khi quy mô tăng.
- Tính năng quản lý ngân hàng cơ bản và các cài đặt bảo mật không sâu như Magento, hạn chế tùy chỉnh nâng cao.
Tóm lại
- Magento là lựa chọn mạnh mẽ và linh hoạt cho doanh nghiệp lớn với yêu cầu cấu hình chi tiết và tính năng đa dạng, nhưng đồng thời đòi hỏi kiến thức kỹ thuật và chi phí đầu tư cao do tồn tại nhiều công nghệ trong nó.
- Trong khi đó, E-commerce cho phép tuỳ tùy chỉnh sâu, mang lại sự đơn giản, dễ sử dụng và chi phí thấp, phù hợp với cả doanh nghiệp nhỏ vừa và lớn. Do sử dụng thống nhất các công nghệ mã nguồn mở do Young Monkeys tạo ra nên có sự đồng bộ về mặt công nghệ và tương đối dễ tiếp cận.